• Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

    Thông tin bất ngờ về việc dạy SGK song ngữ trong trường học.

    Ông Nguyễn Sỹ Thư, Trưởng ban đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT) cho biết chưa có khảo sát, đánh giá nào về chất lượng dạy SGK song ngữ nhưng đã có 40 sở GD-ĐT đăng kí tự nguyện dạy sách này.



    Nhiều địa phương tình nguyện tham gia
    Thông tin từ ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXBGD Việt Nam cho biết, thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc đẩy mạnh học ngoại ngữ qua cho thuê xe máy Đà Nẵng hình thức học sách song ngữ, NXB đã xuất bản một số sách giáo khoa (SGK) song ngữ, tập trung chủ yếu là môn Toán, môn Khoa học, Hoá, Sinh từ lớp 2 đến lớp 12. Đến thời điểm này, đã có 40 Sở GD-ĐT đăng ký mua SGK song ngữ.


    Tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ sở GD-ĐT cho rằng chủ trương của Chính phủ và Bộ GD-ĐT khuyến khích những trường có điều kiện sử dụng sách giáo khoa song ngữ. Chủ trương khuyến khích sử dụng sách giáo khoa môn toán lớp 2 và các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh không chỉ có riêng tại TP.HCM mà ở nhiều địa phương trên cả nước.

    TP.HCM là địa phương mà học sinh có trình độ thuê xe máy Đà Nẵng ngoại ngữ khá tốt. Mục đích học sách song ngữ để học sinh phát triển tư duy, năng lực, hướng đến đọc được sách, tài liệu nước ngoài bằng Tiếng Anh.

    Theo ông Hiếu, việc sử dụng bộ sách có 3 cấp độ. Cấp độ 1, đối với giáo viên không thông thạoTiếng Anh, học sinh dùng sách để nghiên cứu, tham khảo, bổ sung thêm khiến thức về toán, khoa học.

    Cấp độ 2, đối với giáo viên thể sử dụng được tiếng Anh thì dùng như tài liệu bổ trợ để giảng dạy một số khái niệm cho học sinh, giải thích bằng tiếng Anh để giúp học sinh tiếp cận, hiểu và vận dụng được các thuật ngữ liên quan đến toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh.

    Cấp độ 3, nếu giáo viên có trình độ đạt chuẩn thì dùng Cho thuê xe máy tại Đà Nẵng sách này để dạy các môn toán, khoa học một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng Anh theo định hướng của Sở giúp học sinh tiếp cận với chương trình phổ thông quốc tế, đọc được sách, tài liệu của nước ngoài bằng tiếng Anh.

    Trước ý kiến phản hồi của phụ huynh và một số giáo viên bắt buộc sử dụng sách song ngữ, ông Hiếu khẳng định, Sở chủ trương khuyến khích phụ huynh và các trường sử dụng trên tinh thần tự nguyện.

    “"Sở chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc. Trong công văn gửi các trường Sở đề nghị nhà trường phổ biến chủ trương của sở, vận động phụ huynh trang bị sách song ngữ môn Toán ở tiểu học và các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh cấp THCS. Nếu trường nào bắt buộc học sinh mua là không đúng tinh thần chỉ đạo của Sở. Nếu phụ huynh đã mua sách giáo khoa bình thường và không có nhu cầu về sách song ngữ thì không bắt buộc phải mua thêm"” - ông Hiếu cho bết.

    Cũng theo ông Hiếu, các lớp, trường học sách song ngữ thực hiện bài kiểm tra đánh giá bằng tiếng Việt như các lớp học SGK hiện hành. Tại TP.HCM các quận trung tâm thuận lợi hơn về số lượng giáo viên có khả năng dạy sách song ngữ. Với những huyện Cho thue xe may Da Nang ngoại thành, sở sẽ có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn sách giáo khoa song ngữ cho giáo viên.

    Trước ý kiến cho rằng, học sinh tiểu học chưa đủ nhận thức học song ngữ, từ kinh nghiệm của mình, ông Hiếu khẳng định học sinh tiểu học thành phố có khả năng học và tiếp thu tốt cả chương trình Tiếng Việt hiện hành và chương trình song ngữ. Tại TPHCM có khoảng 82% học sinh học Tiếng Anh từ lớp 1.

    Tại Vĩnh Phúc, từ năm 2015 Sở GD-ĐT đã thông báo sẽ áp dụng dạy học song ngữ Việt – Anh môn Toán ở 26 trường THCS, 8 trường THPT trên địa bàn. Cấp THCS sẽ thực hiện đối với lớp 6, cấp THPT thực hiện từ lớp 10 với 4 tiết/ tuần.

    Một giáo viên THCS cho biết, ban đầu giáo viên dạy trên lớp sử dụng chủ yếu bằng tiếng Việt, giao bài tập về nhà, bài tập nhóm bằng tiếng Anh, giáo viên chữa bài bằng tiếng Anh. Mức độ 2, giáo viên dạy chủ yếu bằng tiếng Anh, học sinh làm bài tập bằng tiếng Anh và cao hơn là dạy học bằng tiếng Anh.

    Theo giáo viên này, cái khó là trình độ ngoại ngữ học sinh không đồng đều nên ban đầu giáo viên chủ yếu dạy học và chữa bài bằng tiếng Việt học sinh mới hiểu kiến thức Toán.

    Chưa có đánh giá cụ thể

    Chiều 1/6, trao đổi với VietNamNet, PGS TS Nguyễn Sỹ Thư, Trưởng ban Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT: “Đến thời điểm này Bộ GD-ĐT chưa có văn bản nào hướng dẫn các trường tổ chức dạy học song ngữ”.

    Ông Thư cho rằng, để dạy học song ngữ phải có nhiều điều kiện như: cơ sở vật chất, giáo viên, học sinh cũng đạt trình độ, kỹ năng ngoại ngữ nhất định, sự ủng hộ của phụ huynh.

    SGK song ngữ do NXBGDVN phát hành một phần gồm kiến thức tiếng Việt của bộ môn do Bộ GD-ĐT thẩm định, một phần trang sách còn lại đơn vị đã dịch thêm phần tiếng Anh bên cạnh.

    Giáo viên, học sinh có thể vừa dạy học bằng tiếng Việt có thể dạy bằng tiếng Anh. Học sinh có thể học cả hai ngôn ngữ hoặc chỉ xem phần dịch tiếng Anh như tư liệu tham khảo.

    Dù cho rằng việc dạy học song ngữ sẽ rất tốt để học sinh dần hoàn thiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng theo ông Thư, Bộ GD-ĐT chưa có khảo sát, đánh giá nào về chất lượng dạy học.

    Bộ GD-ĐT mới chỉ tham mưu Chính phủ ban hành Thuê xe máy ở Đà Nẵng Quyết định 72 (năm 2012) về quy định dạy học bằng tiếng nước ngoài trong trường học.

    Trong đó, ghi rõ về trình độ, năng lực giáo viên và trách nhiệm của Sở GD-ĐT được phê duyệt đề án tổ chức dạy học ngoại ngữ trong các trường THPT. Trưởng phòng đào tạo phê duyệt đề án tổ chức dạy học bằng tiếng nước ngoài của các trường tiểu học, trung học.

    Các trường tự xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên nội dung của Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008-2020 với nội dung: Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, áp dụng các tài liệu dạy học song ngữ.

    Theo ông Thư: Trong chương trình đổi mới cản bản toàn diện thì việc học ngoại ngữ sẽ được triển khai từ lớp 3 đến 12 và không đặt vấn đề là học tiếng Anh từ lớp 1 hay lớp 2 chỉ nơi nào có điều kiện thì làm.


    Văn Chung - Lê Huyền/vietnamnet.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét